Ngân Hàng SHB-Finance Cho Vay Tiêu Dùng

SHB-Finance là công ty tài chính mới được thành lập dưới sự hậu thuẫn và nguồn vốn lớn từ ngân Hàng SHB của “Bầu Hiển”.

Bộ Ga Phủ Everon EP1837

Đến Tiki ngủ cùng EVERON ưu đãi đến 50%

Săn Deal Flash Sale

[VOUCHER] SIÊU BÃO GIẢM GIÁ - SĂN DEAL FLASH SALE GIÁ SIÊU HỜI - TỪ 10H -15H, NGÀY 10/09 - 11/09

MUA NHÀ ĐI - NỘI THẤT CÓ TIKI - TRẢ GÓP 0%

Đăng ký nhận bản tin Tiki Đừng bỏ lỡ hàng ngàn sản phẩm và chương trình siêu hấp dẫn

Cẩm Nang Mua Sắm Cho Người Nội Trợ

Cẩm Nang Khuyến Mãi Cho Người Nội Trợ | Ưu Đãi Đến 50% Kèm Quà Tặng Tiện Ích

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

Tin giáo dục - Nhu cầu lao động ngành công nghệ thông tin trong tương lai như thế nào?

Năm nay ngành Công nghệ thông tin (CNTT) ở các trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM cũng như nhiều trường thu hút rất nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển. Vậy nhu cầu của ngành này trong tương lai sẽ như thế nào? 




- PGS-TS VŨ HẢI QUÂN, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM:  Theo thế giới, cụ thể là Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ dự đoán, tới năm 2020 nước này sẽ có 1,4 triệu việc làm cho lĩnh vực công nghệ phần mềm (CNTT).
Tuy nhiên, theo phân tích của Tổ chức Code.org, sẽ chỉ có khoảng 400.000 sinh viên ngành CNTT tốt nghiệp vào năm 2020. Nhật Bản cũng cần “nhập khẩu” thêm khoảng 30.000 kỹ sư CNTT trong 4 năm tới, đặc biệt là từ Việt Nam.
Mức lương trung bình của kỹ sư CNTT ở Mỹ là khoảng 85.000 USD/năm, tăng khoảng 6% so với 10 năm trước, EU ước tính rằng sẽ thiếu đến 913.000 vị trí về CNTT vào năm 2020, CEO Kunal Bahl của Công ty Snapdeal - công ty hàng đầu Ấn Độ về thương mại điện tử - cũng thốt lên rằng nước này không tìm được đủ kỹ sư CNTT mà họ cần.
Ngày 30-1-2016, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama ban hành Sáng kiến CNTT cho mọi người với mục tiêu là cung cấp cho học sinh trên cả nước cơ hội được học CNTT trong trường học.
Hãng Microsoft tài trợ 110 triệu USD cho ĐH Washington nhằm nâng chỉ tiêu tuyển sinh từ 300 lên 600 kỹ sư/năm, Microsoft cũng đóng góp 40 triệu USD cho ĐH Tsinghua xây dựng Viện Đào tạo và Nghiên cứu công nghệ có trụ sở đặt tại thành phố Seattle nhằm thu hút sinh viên giỏi về CNTT từ Trung Quốc qua học. Ngoài ra, Google, Oracle, Facebook... cũng đầu tư các khoản vào đào tạo CNTT. 
Các phân tích trên cho thấy, có một khoảng cách lớn giữa nhu cầu về nguồn lực CNTT đến từ các doanh nghiệp so với năng lực đào tạo của các trường đại học trên thế giới từ nay đến năm 2020. Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước EU đã đề xuất nhiều giải pháp để thu hẹp khoảng cách về nhu cầu nguồn nhân lực CNTT, xoay quanh liên kết 3N gồm: Nhà nước - Nhà trường - Nhà tuyển dụng. 
Thực tế tại Việt Nam, cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới, Việt Nam đã, đang và sẽ thiếu một lượng lớn kỹ sư CNTT, ít nhất là từ nay tới 2020. Nhu cầu của thị trường thế giới lớn nhưng Việt Nam chỉ chiếm thị phần nhỏ nên có nhiều tiềm năng phát triển.
Sự phối hợp giữa 3N: Nhà nước - Nhà trường - Nhà tuyển dụng chưa có kế hoạch rõ ràng, chưa phát huy được hết sức mạnh. Các doanh nghiệp CNTT chưa thực sự quan tâm đầu tư, hợp tác tham gia đào tạo với các trường đại học.
Để thu hút đầu tư mạnh mẽ nước ngoài trong lĩnh vực CNTT thì tài nguyên của chúng ta là nguồn nhân lực phải dư thừa. Nếu chỉ đào tạo đủ thì sẽ khó có sự đột phá. Còn có sự chênh lệch về chất lượng đầu vào, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và hệ thống cơ sở vật chất giữa các trường đại học. Giáo dục về CNTT ở bậc phổ thông cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Về ngắn hạn, chúng ta phải xây dựng nền tảng liên kết giữa nhà trường, nhà tuyển dụng và Nhà nước. Thông qua đó, vận hành một số cơ chế, chính sách đảm bảo số lượng (tăng 10% chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường thuộc khối ĐH Quốc gia TPHCM) và chất lượng cho nguồn cung nhân lực CNTT.
Về trung hạn, chúng ta phải chia sẻ mô hình giải pháp cho các trường thuộc khối ngoài ĐH Quốc gia TPHCM. Về dài hạn, chúng ta sẽ phát triển gốc CNTT từ bậc trung học phổ thông.

Tin giải trí - Song Joong Ki diện áo đôi với Song Hye Kyo giữa ồn ào rạn nứt



Khán giả phát hiện Song Joong Ki diện áo đôi với Song Hye Kyo trong hậu trường ghi hình cho phim "Asadal Chronicles".

Theo Sina, nam diễn viên Song Joong Ki mặc áo đôi với Song Hye Kyo trong quá trình ghi hình phim Asadal Chronicles. Khán giả phát hiện chiếc sweater đỏ có in dòng chữ "Every moment is special" (Mỗi khoảnh khắc đều đặc biệt) từng được nữ diễn viên diện trong phim truyền hình Encounter.
Song Joong Ki cũng được cho là đã đeo lại nhẫn cưới khi tham gia buổi đọc kịch bản Asadal Chronicles cách đây không lâu. Vào tháng 4, Song Hye Kyo dùng phụ kiện chữ J (trong tên của Song Joong Ki) đính lên chiếc túi xách do cô thiết kế. Những động thái này của cặp sao khiến người hâm mộ thở phào nhẹ nhõm sau tin đồn ly hôn nổ ra vào đầu năm.
Song Joong Ki dien ao doi voi Song Hye Kyo giua on ao ran nut hinh anh 1
Song Joong Ki diện áo đôi với Song Hye Kyo.
Sinh năm 1985, Song Joong Ki nổi tiếng với vẻ ngoài ưa nhìn và diễn xuất ấn tượng trong loạt phim A Werewolf Boy, Sungkyunkwan Scandal, Nice Guy, Đảo địa ngục... Anh cũng từng là thành viên cố định của game show ăn khách Running Man thời kỳ đầu.
Song Hye Kyo sinh năm 1981 và được khán giả yêu mến qua Trái tim mùa thu, Ngôi nhà hạnh phúc, Gió mùa đông năm ấy...
Song Joong Ki dien ao doi voi Song Hye Kyo giua on ao ran nut hinh anh 2
Cặp đôi Song Song nên duyên nhờ Hậu duệ mặt trời.
Ngọc nữ họ Song cũng là một trong những gương mặt đại diện của điện ảnh Hàn Quốc ở châu Á.
Cặp sao nên duyên sau lần hợp tác trong Hậu duệ Mặt trời. Thời gian đầu, họ đều kín tiếng và chỉ chính thức công khai mối quan hệ bằng thông báo tổ chức lễ cưới.
Thời gian qua, hôn nhân của Song Joong Ki và Song Hye Kyo vướng ồn ào rạn nứt. Hai nghệ sĩ giữ động thái im lặng và cho biết các tin đồn đều sai sự thật thông qua đại diện.
Hiện, Song Joong Ki tất bật với dự án bom tấn Asadal Chronicles, hợp tác với Jang Dong Gun, Kim Ji Won, Choo Ja Hyun.
Song Hye Kyo đẩy mạnh các hoạt động tại Trung Quốc bằng việc ký hợp đồng với công ty của đạo diễn lừng danh Vương Gia Vệ. Nữ diễn viên cũng xuất hiện ở lễ trao giải Kim Tượng danh giá của Hong Kong được tổ chức vào giữa tháng 4 vừa qua.





Tin thể thao - Thầy Park "cắn răng" không gọi trò cưng lên tuyển Việt Nam

Vì nhiều lý do khác nhau, HLV Park Hang Seo không thể triệu tập đầy đủ nhiều "trò ruột" đã cùng ông chinh chiến ở các giải đấu trong hơn 1 năm qua.

Trao đổi với VietNamNet, một lãnh đạo VFF cho biết HLV Park Hang Seo sẽ làm việc với Phòng các Đội tuyển VFF vào hôm nay, chốt lại bản danh sách tuyển Việt Nam và U23 Việt Nam. Suốt thời gian qua, thầy Park và ê-kíp đã xới tung V-League để kiểm tra phong độ, đồng thời tìm kiếm những phát hiện mới.

Theo kế hoạch, đầu tháng 6, hai đội tuyển đều được tập trung. U23 Việt Nam có 1 tuần chuẩn bị cho trận giao hữu với với U23 Myanmar vào ngày 7/6 tại Phú Thọ, còn tuyển Việt Nam tham dự giải giao hữu rất đáng chờ đợi tại Thái Lan là King’s Cup, từ ngày 5/6 tới 8/6.
Thầy Park 'cắn răng' không gọi trò cưng lên tuyển Việt Nam
Văn Thanh, Duy Mạnh rất quan trọng nhưng lại đang gặp vấn đề về chấn thương
Danh sách tuyển Việt Nam được chú ý hơn cả bởi có rất nhiều gương mặt quen thuộc được thầy Park triệu tập như Đặng Văn Lâm, Văn Hậu, Đình Trọng, Đỗ Hùng Dũng, Quang Hải, Văn Toàn, Xuân Trường, Công Phượng để quyết đấu với kình địch Thái Lan.
Với những trường hợp có nguy cơ lỡ hẹn với King’s Cup cũng gây ra nhiều hụt hẫng lẫn tò mò. Trong số này, trường hợp Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Văn Thanh, Trọng Hoàng, Tuấn Anh, Tiến Linh... đang được thầy Park cân nhắc kỹ lưỡng.
Duy Mạnh tái phát chấn thương ở vòng 8 V-League phải nghỉ thi đấu 3 tuần. Dù trung vệ CLB Hà Nội đang hồi phục nhanh nhưng anh để kịp bình phục dự King’s Cup với phong độ cao, đấy thật sự là canh bạc mạo hiểm.
Cũng ở hàng hậu vệ, Văn Thanh đã không được đăng ký thi đấu ở vòng gần nhất tại V-League. Hậu vệ HAGL được thông báo có vấn đề cơ đùi, dù trước đó hậu vệ quê Hải Dương đã ra sân thi đấu 3 trận liên tiếp và có 1 bàn thắng ở V-League.
Nếu Văn Thanh không lên tuyển, thầy Park sẽ đau đầu thực sự bởi HLV người Hàn cũng khó có thể gọi Trọng Hoàng- cầu thủ chưa thi đấu trận nào ở V-League mùa này. Bên cánh phải, Xuân Mạnh mới thi đấu trở lại trong màu áo SLNA sau khi bình phục chấn thương, vì vậy khả năng được triệu tập còn bỏ ngỏ.
Thầy Park 'cắn răng' không gọi trò cưng lên tuyển Việt Nam
Tuyển Việt Nam không thể triệu tập đầy đủ trò cưng lên tuyển vì nhiều lý do khác nhau
Khu vực trung tuyến, Tuấn Anh cũng chỉ có cơ hội 50-50. Tiền vệ người Thái Bình được đội bóng phố Núi khẳng định sẽ “nhả” nếu thầy Park gọi, nhưng tiền sử chấn thương nặng của Tuấn Anh là  vấn đề buộc HLV người Hàn Quốc phải cân nhắc kỹ.
Tương tự là trường hợp của Phan Văn Đức hay Tiến Linh. Cả hai khó trở lại đội tuyển vì chấn thương chưa hồi phục 100% hoặc chưa lấy được phong độ.
Việc có khá nhiều học trò cưng gặp những vấn đề khác nhau chính là điều khiến thầy Park tính nước  gọi lại cả những cựu binh như Anh Đức hay Thành Lương, bên cạnh đó là xem xét một vài gương mặt Việt kiều đang chơi ấn tượng thời gian qua tại V-League.
Chiến lược gia người Hàn Quốc sẽ chốt bản danh sách có số lượng ít nhất là 23 cầu thủ, và tất cả đều được đăng ký với BTC King’s Cup 2019. Theo kế hoạch, ngày 1/6 tuyển Việt Nam lên đường sang Thái Lan.

Tin Tức 364 - Cả nước sẽ chỉ còn 6 - 8 trường sư phạm

Theo đề xuất của nhóm nghiên cứu quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2035 phục vụ đề án sắp xếp lại các trường sư phạm mà Bộ GD-ĐT đang xây dựng, tới năm 2025, cả nước sẽ chỉ còn 6 - 8 trường sư phạm chủ chốt.

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, một trong các trường sư phạm trọng điểm
Đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm đang được Bộ GD-ĐT chuẩn bị nội dung và dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới.

Giải thể các trường không đạt chất lượng

heo dự thảo, mục tiêu của đề án là hình thành mạng lưới các trường sư phạm với một số trường ĐH sư phạm trọng điểm và chủ chốt; tinh gọn số lượng các trường sư phạm trong cả nước; khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, thu hút nguồn lực xã hội hóa cho đầu tư phát triển các trường sư phạm; hội nhập với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới.
Cụ thể, về số lượng, đề án đặt ra mục tiêu tới năm 2025 hình thành một mạng lưới các trường sư phạm gồm từ 6 - 8 trường chủ chốt. Trong 5 năm tiếp theo (tới năm 2030), tiến hành sắp xếp tổ chức để hệ thống có 3 trường sư phạm trọng điểm (1 trường ở miền Bắc, 1 miền Trung và 1 miền Nam) phát triển theo mô hình ĐH. Bên cạnh đó, sẽ có 3 - 5 trường sư phạm chủ chốt.
Các cơ sở đào tạo giáo viên (GV) khác sẽ được tổ chức, sắp xếp để chuyển thành vệ tinh của các trường sư phạm trọng điểm và chủ chốt nói trên; sẽ giảm số lượng các trường sư phạm ở các địa phương theo hướng sáp nhập, giải thể các trường không đạt chuẩn chất lượng. Đề án cũng đặt mục tiêu giải thể các trường trung cấp sư phạm và không tổ chức đào tạo GV ở các trường trung cấp chuyên nghiệp khác. Các trường cao đẳng đa ngành có chương trình đào tạo GV xây dựng lộ trình giảm chỉ tiêu đào tạo GV và chấm dứt đào tạo GV trước năm 2025.
Về giảng viên, trường sư phạm trọng điểm phải đạt tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ từ 60% trở lên, trường sư phạm chủ chốt từ 40% trở lên.

Dừng đào tạo giáo viên trình độ trung cấp

Về lộ trình thực hiện cụ thể, dự thảo đề án nêu rõ, trong năm 2019 - 2020 sẽ ban hành chi tiết đánh giá các tiêu chuẩn, tiêu chí phân mức chất lượng các trường sư phạm theo Bộ chuẩn trường sư phạm. Tiến hành đánh giá, rà soát các trường để xác định cơ sở không đạt chất lượng tối thiểu, đồng thời công khai kết quả đánh giá, yêu cầu các cơ sở không đạt chuẩn lập kế hoạch phát triển để đạt ngưỡng chất lượng tối thiểu.
Trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ dừng tuyển sinh các trường sư phạm không đạt chuẩn chất lượng; tiến hành các phương án sáp nhập, hợp nhất, giải thể các cơ sở không đáp ứng chuẩn tối thiểu sau thời hạn cam kết. Cũng trong giai đoạn này, sẽ hình thành các trường sư phạm chủ chốt và các trường sư phạm vệ tinh của các trường chủ chốt, đồng thời giải thể các trường trung cấp sư phạm và dừng phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm đối với các trường trung cấp đa ngành.
Trong giai đoạn 2025 - 2030, sẽ hình thành các trường sư phạm trọng điểm, tiếp tục phát triển các trường sư phạm chủ chốt và các trường sư phạm vệ tinh. Trong giai đoạn này sẽ dừng phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm đối với các trường cao đẳng đa ngành có chương trình đào tạo GV.

Xếp hạng các trường theo 3 mức

Bộ chuẩn trường sư phạm bao gồm 5 tiêu chuẩn và 14 tiêu chí. Trong đó 5 tiêu chuẩn: Điều kiện đảm bảo chất lượng (gồm 3 tiêu chí: cơ sở vật chất, giảng viên sư phạm, tài chính), đào tạo (3 tiêu chí: tỷ lệ sinh viên có việc làm phù hợp với ngành đào tạo, đánh giá của người học về chất lượng và hiệu quả đào tạo, kiểm định chương trình đào tạo GV), nghiên cứu khoa học (3 tiêu chí: số bài báo của GV được công bố, số đề tài và dự án nghiên cứu được ứng dụng hoặc chuyển giao, kinh phí nghiên cứu); hợp tác quốc tế và kết nối cộng đồng (3 tiêu chí: tỷ lệ kinh phí thu được từ hoạt động hợp tác, tỷ lệ người nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu, tỷ lệ người học là người nước ngoài), quản trị ĐH (2 tiêu chí: mô hình quản trị và hiệu quả hoạt động, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị cơ sở).
Trong số 14 tiêu chí thì có 4 tiêu chí thuộc phần “cốt lõi” (cơ sở vật chất, giảng viên sư phạm, tài chính, số bài báo của GV được công bố). Các tiêu chí được đánh giá theo 3 mức: mức 1 (đạt chuẩn), mức 2 (đạt chuẩn mức cao), mức 3 (đạt chuẩn mức xuất sắc). Việc xếp hạng các trường sư phạm sẽ được chia làm 3 hạng: A, B và C.


Tin tức 364 - Hội nghị Thượng đỉnh Nhật - Mỹ: Cơ hội thắt chặt đồng minh

Tin tức 364 - Chuyến công du được chờ đợi của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Nhật lần này cho thấy, trò chơi kéo dài của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang được đền đáp.


Tổng thống Mỹ Donald Trump chơi golf cùng với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Câu lạc bộ Mobara Country ở Mobara, phía nam Tokyo hôm 26-5.  Ảnh: AP

Chỉ 1 năm trước, Thủ tướng Abe vẫn trông như “một người kỳ quặc” khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hợp tác với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un.
Nhưng giờ đây, khi Tổng thống Trump đến Nhật cho chuyến công du 4 ngày, Thủ tướng Abe có thể nói một cách dõng dạc rằng: “Tôi đã nói với các bạn như vậy mà”. Những vấn đề hồi năm ngoái khiến ông Abe xa rời Washington giờ đây trông hấp dẫn hơn, khi ông Trump phải đối mặt với những thách thức mới từ Bình Nhưỡng và tìm thể đối trọng với Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang xấu đi.
Tổng thống Trump bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 4 ngày tới Nhật từ chiều 25-5. Ông Trump chính là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên thăm Nhật trong triều đại mới - Lệnh Hòa. Lịch trình của ông Trump tại Nhật khá bận rộn. Trong thời gian ở Nhật Bản, ông Trump hội kiến tân Nhật Hoàng Naruhito, dự khán đấu vật sumo và chơi golf với Thủ tướng Abe. Ông Trump cũng thăm tàu sân bay trực thăng lớp Izumo, khí tài Nhật Bản đang cải tiến để có thể mang được máy bay chiến đấu cất cánh thẳng đứng F-35B.

Tình bạn thân thiết

Thật ra, trong các lãnh đạo thế giới, ông Abe là người thân thiết nhất với ông Trump. Ông là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp ông Trump sau khi vị tỷ phú này chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016. Nhà lãnh đạo Nhật đến New York, ngồi chờ tại Tòa tháp Trump trước khi lễ nhậm chức của ông Trump diễn ra. Kể từ đó, hai nhà lãnh đạo nói chuyện qua điện thoại gần 20 lần, và gặp gỡ trực tiếp ở cả Mỹ và Nhật. Cả hai cùng có niềm đam mê chơi golf. Thủ tướng Abe cũng là người đã đề cử ông Trump nhận giải Nobel Hòa bình.
Mặc dù vẫn có nhiều bất đồng rõ ràng, họ đã chuyển hướng ồ ạt về chính sách. Thủ tướng Abe là lãnh đạo có quan điểm rất cứng rắn về Triều Tiên, phù hợp với chính sách ban đầu “gây áp lực tối đa” của Tổng thống Trump đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Nhưng khi Tổng thống Trump đột ngột chuyển sang con đường ngoại giao để xử lý vấn đề Triều Tiên, cả hai nảy sinh những mâu thuẫn. Về thương mại cũng vậy, ông Trump đã đối xử với Nhật theo hướng cứng rắn hơn những gì Tokyo mong đợi. Ông Trump nhiều lần cảnh báo sẽ áp thuế lên mặt hàng phụ tùng và xe hơi Nhật Bản nếu Tokyo không mở cửa cho nông sản Mỹ xâm nhập thị trường.

Những mục tiêu của ông Trump

Khi 2 trụ cột trong chính sách Châu Á của Tổng thống Trump chao đảo và đe dọa sụp đổ, thời điểm công du Nhật Bản của ông Trump lần này không thể tốt hơn cho ông Abe. Chuyến công du được chờ đợi của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Nhật lần này cho thấy, trò chơi kéo dài của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang được đền đáp.
Một thỏa thuận thương mại dự kiến với Trung Quốc đang ngày càng xa vời khi cả hai liên tiếp đánh thuế mới nhằm vào hàng hóa của nhau. Cuộc chiến thương mại mở rộng dự kiến sẽ nhanh chóng tác động mạnh đến người tiêu dùng Mỹ, khiến nhiều doanh nghiệp - bao gồm cả những doanh nghiệp thường ủng hộ Tổng thống Trump - hoang mang và tức giận. “Tổng thống Mỹ nợ nông dân như tôi một số kế hoạch hành động”, John Wesley Boyd Jr, một nông dân trồng đậu nành ở Baskerville, Virginia, nói với CNN. Và ông Trump đến Nhật Bản để tìm kiếm cứu trợ về thương mại, hoặc ít nhất là một chiến thắng dễ dàng. Tháng trước, hai bên tổ chức vòng đàm phán đầu tiên hướng tới một hiệp định thương mại. Trong khi Trump nói về sự cần thiết phải giải quyết sự mất cân bằng thương mại với Nhật - thâm hụt 67,7 tỷ USD vào năm 2018 - các cố vấn của ông và cả đảng Cộng hòa và Dân chủ thúc giục ông giảm thuế khi nói đến đồng minh này và chỉ nên tập trung vào Trung Quốc. Một thỏa thuận thương mại với Nhật cung cấp cứu trợ cho người tiêu dùng hoặc nông dân Mỹ có thể là một chiến thắng lớn cho ông Trump, và sẽ giúp Washington duy trì áp lực với Trung Quốc.
Ông chủ Nhà Trắng cũng có thể cần sự hỗ trợ của Tokyo về các vấn đề an ninh. Dưới thời Tổng thống Moon Jae-in, Hàn Quốc sẽ không thể quay lại chính sách gây áp lực tối đa với Bình Nhưỡng nếu các cuộc đàm phán hoàn toàn sụp đổ. Đó là lý do khiến Nhật Bản trở thành đồng minh quan trọng hơn trong khu vực của Mỹ.


Tin Tức 364 - Thế giới Di động đóng 11 cửa hàng điện thoại từ đầu năm

Hơn một năm qua, tổng số cửa hàng trong chuỗi thegioididong.com phải đóng cửa lên tới con số 51, bao gồm 11 địa chỉ vừa cắt giảm từ đầu năm nay.

Báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động - MWG cho biết tính đến cuối tháng 4, công ty này đang vận hành và quản lý tổng cộng 2.324 cửa hàng với 3 chuỗi thegioididong.com, Điện máy Xanh và Bách hóa Xanh.

Liên tiếp cắt giảm cửa hàng điện thoại

Trong số cửa hàng và công ty đang vận hành này, chuỗi thegioididong.com vẫn dẫn đầu về số lượng khi có tới 1.021 cửa hàng, trong khi chuỗi Điện máy Xanh là 791 cửa hàng và Bách hóa Xanh là 512 cửa hàng.

Như vậy, chỉ trong tháng 4, chuỗi Điện máy Xanh đã tăng thêm 17 cửa hàng thông qua việc mở mới, và chuyển đổi từ chuỗi thegioididong.com. Còn chuỗi cửa hàng Bách hóa Xanh thậm chí đã tăng thêm tới 43 cửa hàng trong tháng 4.

Tuy nhiên, đáng chú ý nhất chính là việc Thế giới Di động tiếp tục cắt giảm số cửa hàng trong chuỗi thegioididong.com.

Trong tháng 4, ban lãnh đạo công ty đã cắt giảm 2 cửa hàng trong chuỗi này, nâng tổng số cửa hàng điện thoại phải đóng cửa từ đầu lên con số 11.

Nếu tính từ đầu năm 2018 đến nay, đã có tới 51 cửa hàng điện thoại bị Thế giới Di động đóng cửa.
The gioi Di dong dong 11 cua hang dien thoai tu dau nam hinh anh 1

Điều này chưa từng xảy ra trước năm 2018 vì những năm trước đó, thegioididong.com luôn là động lực tăng trưởng chính của công ty và mang về nhiều doanh thu nhất cho Thế giới Di động.

Cùng với việc liên tiếp đóng các cửa hàng điện thoại, tỷ trọng doanh thu của chuỗi này cũng giảm đáng kể. Các cửa hàng điện thoạii chỉ mang về 34% trong tổng số 34.122 tỷ đồng doanh thu 4 tháng từ đầu năm, tương đương 11.600 tỷ đồng. Trong khi, chuỗi Điện máy Xanh với số cửa hàng ít hơn rất nhiều lại mang về tới hơn 20.200 tỷ đồng, tương đương 59,2%.

Tin tức 364

Đà cắt giảm số cửa hàng cũng khiến tỷ trọng đóng góp doanh thu của chuỗi này cũng liên tục sụt giảm.

Ngành hàng điện thoại đã hết thời?

Cắt giảm lượng lớn số cửa hàng trong chuỗi thegioididong.com, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc Thế giới Di động từ bỏ ngành hàng điện thoại tại các cửa hàng kinh doanh này.

Thực chất, việc chuyển đổi mô hình từ thegioididong.com sang Điện máy Xanh vẫn giữ lại mảng điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay… kinh doanh bên trong hệ thống Điện máy Xanh.


Trong khi các cửa hàng thegioididong.com không bán các sản phẩm của Điện máy Xanh thì toàn bộ cửa hàng trong chuỗi Điện máy Xanh đều bán tất cả sản phẩm của thegioididong.com.
Vì vậy, Thế giới Di động hiện có tới 1.812 cửa hàng bán các sản phẩm điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, phụ kiện, thiết bị đeo. Con số này bằng số cửa hàng của 2 chuỗi thegioididong.com và Điện máy Xanh gộp lại.
Như vậy, gần như toàn bộ cửa hàng thuộc chuỗi thegioididong.com đóng cửa thời gian qua đều là thực hiện chuyển đổi mô hình.
Thực tế, ngành hàng điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, phụ kiện, thiết bị đeo vẫn đang là ngành mang lại nhiều doanh thu nhất cho Thế giới Di động.
Trong 4 tháng đầu năm, các sản phẩm này mang về tới 15.900 tỷ đồngdoanh thu, chiếm 46,6% tổng doanh thu trong kỳ, cao hơn so với mức đóng góp 15.535 tỷ (42,6%) của ngành hàng điện lạnh, gia dụng tại các cửa hàng Điện máy Xanh.
Tin tức 364
Như vậy, có khoảng gần 4.700 tỷ doanh thu từ các sản phẩm điện thoại nhưng được bán tại các cửa hàng Điện máy Xanh, đẩy doanh thu của chuỗi điện máy tăng trưởng nhanh.
Tương tự năm 2018, cũng có tới 15.584 tỷ đồng doanh thu từ các sản phẩm điện thoại. Điểm khác biệt là các sản phẩm này được bán tại các cửa hàng điện máy.

The gioi Di dong dong 11 cua hang dien thoai tu dau nam hinh anh 3

Như vậy, nếu tính số cửa hàng và tỷ trọng doanh thu theo chuỗi thì thegioididong.com đang giảm mạnh. Tuy nhiên, nếu tính theo nhóm sản phẩm thì điện thoại vẫn đang là mảng chủ lực của Thế giới Di động, ít nhất là tới thời điểm hiện tại.

Vẫn là nguồn thu chính của Thế giới Di động nhưng ngành hàng điện thoại cũng đang bị nhóm sản phẩm điện máy bán đuổi rất nhanh.

Tin tức 364

Năm 2018, hàng điện máy mới mang về cho công ty 37% tổng doanh thu, trong khi điện thoại lên tới 53%, thì trong 4 tháng từ đầu năm 2019, tỷ trọng doanh thu từ các sản phẩm điện máy đã là 42,6%, còn điện thoại giảm về 46,6%.

Nhiều khả năng, ngay trong năm nay, ngành hàng điện máy sẽ vượt mặt các sản phẩm điện thoại để trở thành nguồn thu chính của Thế giới Di động.

Trong báo cáo mới đây, ban lãnh đạo Thế giới Di động cũng cho biết nhờ bối cảnh đỉnh điểm mùa nắng nóng bắt đầu từ tháng 4, nên số lượng sản phẩm máy lạnh, quạt điều hoà mà công ty bán ra đã tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ trong tháng 4, các cửa hàng đã bán tổng cộng gần 200.000 bộ máy lạnh, doanh số kỷ lục từ trước đến nay, và bằng tới một nửa tổng số lượng bán ra của sản phẩm này trong cả năm 2018.


Tin Tức Mới Nhất - Mẹ nữ sinh giao gà Điện Biên liên quan trực tiếp đến vụ án của con mình

Giám đốc Công an Điện Biên cho biết, mẹ của Cao Mỹ Duyên liên quan trực tiếp đến vụ án nữ sinh giao gà bị giết hại và hiếp dâm.


Bên lề QH sáng nay, Thiếu tướng Sùng A Hồng - Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên cung cấp nhiều thông tin bất ngờ trong vụ án nữ sinh Cao Mỹ Duyên (SN 1997) bị sát hại khi đi giao gà dịp Tết và việc khởi tố, bắt tạm giam bà Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh) để điều tra, làm rõ về hành vi mua bán trái phép chất ma tuý.
XEM CLIP

"Cho đến thời điểm hiện tại, Cơ quan CSĐT có căn cứ để kết luận, vợ chồng Vì Văn Toán, Bùi Văn  Toán, Bùi Văn Công, Lường Văn Hùng và Trần Thị Hiền là một đường dây hay tổ chức buôn bán trái phép chất ma túy. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc Cao Mỹ Duyên bị sát hại", Giám đốc Công an Điện Biên khẳng định.

Về đường dây ma túy này, theo tướng Hồng, họ đã hoạt động từ lâu và một số đối tượng trong đường dây đã bị xử lý.
Trả lời câu hỏi, sau khi bị khởi tố, bắt tạm giam bà Hiền đã khai nhận những hành vi của mình như thế nào, tướng Hồng cho hay, hiện nay, Cơ quan CSĐT mới khởi tố, bắt tạm giam bà này nên cần có thêm thời gian để làm rõ.
"Dù bà Hiền nhận hay không nhận là việc của bà này, còn cơ quan điều tra có trách nhiệm chứng minh hành vi phạm tội", ông Hồng cho hay.
Về việc có hay không mâu thuẫn giữa bà Hiền và nhóm của Toán, Công... đã dẫn đến việc nữ sinh Cao Mỹ Duyên bị sát hại, tướng Hồng cho rằng, chính tổ chức đường dây ma túy có mẹ của nữ sinh này liên quan là nguyên nhân dẫn đến nữ sinh giao gà bị sát hại.
"Sau này, nếu cơ quan điều tra có tài liệu chứng cứ, chứng minh cho các hành vi khác thì theo quy định của pháp luật sẽ khởi tố bổ sung hoặc mở rộng vụ án. Nhưng trước mắt, cơ quan điều tra sẽ sớm kết thúc điều tra, truy tố để đưa vụ án liên quan đến việc Cao Mỹ Duyên bị sát hại ra xét xử", Giám đốc Công an Điện Biên cho hay.
Còn đối với đường dây, tổ chức ma túy này, tướng Hồng cho rằng, không thể một sớm, một chiều làm rõ mà cơ quan điều tra sẽ tiếp tục điều tra mở rộng.
Trước câu hỏi, có thông tin cho rằng, bà Hiền nợ tiền nhóm Toán nên mới dẫn đến việc sát hại nữ sinh Duyên tướng Hồng trả lời, việc này, cơ quan điều tra đang tiếp tục chứng minh.
"Nhưng tôi đã nói rõ, tổ chức ma túy này chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của cháu Duyên còn sau này, cơ quan điều tra có đầy đủ căn cứ để chứng minh hành vi này, hành vi kia sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động tố tụng tương ứng với các đối tượng", tướng Hồng khẳng định.

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Tin công nghê - Apple bị tố bán dữ liệu iTunes của người dùng

Trong khi Apple được biết đến với việc ủng hộ mạnh mẽ quyền riêng tư của người dùng thì mới đây, một vụ kiện lại cáo buộc “nhà táo” đã tiết lộ và bán một số dữ liệu về thói quen mua sắm trên iTunes.

Apple được lòng người dùng vì những tuyên bố và động thái cụ thể về các vấn đề riêng tư /// Ảnh: AFP

Apple được lòng người dùng vì những tuyên bố và động thái cụ thể về các vấn đề riêng tư
ẢNH: AFP

Theo Bloomberg, vụ kiện tập thể đã cáo buộc Apple tiết lộ và bán thông tin liên quan đến thói quen trên iTunes của người dùng. Trong vụ kiện này, các khách hàng từ Rhode Island và Michigan cho rằng Apple đã bán thông tin cá nhân về trải nghiệm nghe nhạc mà không có sự đồng ý của họ. Họ hy vọng sẽ đại diện cho hàng trăm ngàn người dân, những người bị ảnh hưởng bởi các hành vi bị cáo buộc của Apple.

Tin công nghệ mới nhất 26/5/2019

Theo thông tin được cung cấp trong hồ sơ vụ kiện, bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào cũng có thể mua một danh sách khách hàng iTunes đáp ứng một số yêu cầu nhất định; chẳng hạn như tên và địa chỉ của tất cả phụ nữ chưa kết hôn, có trình độ đại học trên 70 tuổi với thu nhập hộ gia đình trên 80.000 USD đã mua nhạc đồng quê từ Apple thông qua ứng dụng di động iTunes Store. Một danh sách gồm 1.000 khách hàng như vậy được bán với giá khoảng 136 USD.
Vụ kiện đang tìm kiếm khoản bồi thường 250 USD cho mỗi khách hàng iTunes của Rhode Island có thông tin bị tiết lộ và 5.000 USD cho mỗi cư dân Michigan bị ảnh hưởng. Những con số này dựa trên các bộ luật riêng tư tương ứng của mỗi bang.
tin công nghệ
Về phần mình, Apple chưa đưa ra các bình luận chính thức. Tim Cook, giám đốc điều hành của Apple đã nhiều lần tuyên bố rằng Apple không bán dữ liệu người dùng và khách hàng có thể tin tưởng Apple về điều đó. Tim Cook cũng đã kêu gọi Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC) thành lập một cơ quan thanh toán bù trừ dữ liệu để người dùng có thể theo dõi tốt hơn những gì xảy ra với dữ liệu của họ.

Tin công nghệ - Chiến tranh 5G là lý do cho cú " búng tay " hủy diệt Huawei

Tin công nghệ - Bị Huawei bỏ xa trong cuộc đua 5G cùng những lo ngại về an ninh, Mỹ và các đồng minh đang tìm mọi cách để hạn chế tầm ảnh hưởng của công ty Trung Quốc.


Năm 2009, nhà mạng Teliasonera của Thụy Điển bắt đầu xây dựng mạng 4G cho một loạt thành phố lớn tại Bắc Âu. Tại thành phố Oslo, Na Uy, Teliasonera lựa chọn công ty cung cấp thiết bị mà nhiều người chưa hề nghe tên: Huawei.

Cũng trong năm đó, Huawei nhận một hợp đồng lớn hơn để xây dựng lại toàn bộ mạng điện thoại của Na Uy, vốn trước đó do Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan phụ trách. Công ty Trung Quốc này hoàn thành dự án trước thời hạn và chi phí còn thấp hơn dự tính.

Tin công nghệ mới nhất

Theo Foreign Policy, nhiều chuyên gia trong ngành viễn thông nhận định 2009 đánh dấu vị thế mới của Huawei. Kể từ đây, họ không còn là công ty Trung Quốc chỉ biết giành giật thị phần bằng giá rẻ hay công nghệ đi sau nữa. Thế giới lúc này biết đến Huawei như một công ty viễn thông với công nghệ vượt trội, cạnh tranh những đại gia châu Âu như Ericsson hay Nokia ngay trên sân nhà.

Thế nhưng người Mỹ vẫn không mấy quan tâm đến Huawei. Tháng 7/2012, kênh YouTube Huawei Mobile thực hiện một video hỏi nhiều người tại New York cách đọc tên Huawei. Tất cả đều đọc sai. Khi được hỏi Huawei là gì dựa trên biểu tượng, một cô gái đoán đây là cửa hàng bán hoa. Một người khác thì đoán đây là hãng hàng không, hoặc hòn đảo vùng Hawaii.

7 năm sau, Huawei đã trở thành cái tên liên tục được nhắc đến. Người Mỹ có thể hình dung ra việc iPhone họ đang dùng có thể tăng giá khi Trung Quốc “trả đũa” Mỹ về vụ Huawei. Những nhà chính trị của Mỹ nhắc đến Huawei như mối nguy hại an ninh quốc gia.

Chien tranh 5G la ly do cho cu 'bung tay' huy diet Huawei hinh anh 3

Tháng 4/2019, trong một sự kiện công bố đấu giá băng tần cho mạng 5G, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói:

“Với tốc độ này, năm sau Mỹ sẽ có nhiều dải băng tần 5G nhất trên thế giới. Đó là thông báo trọng đại, bởi, như mọi người biết, có một số người đã vượt chúng ta”.

Mặc dù không nhắc đến tên, có thể hiểu ông Trump đang ám chỉ Huawei, công ty đi đầu về thiết bị 5G trên thế giới. Việc một công ty Mỹ cho là có liên quan chặt chẽ tới chính quyền Trung Quốc dẫn đầu cuộc đua công nghệ của tương lai khiến cho Mỹ và nhiều đồng minh đau đầu.

Tin công nghệ 5G

5G hay Thế hệ thứ 5 là tên gọi cho thế hệ mạng di động mới nhất. Nói một cách chuẩn xác hơn, đây là tập hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ sẽ điều chỉnh cách hoạt động của một mạng viễn thông, như các tần số vô tuyến, cách xử lý tín hiệu của thiết bị.

Mỗi thế hệ mạng di động sẽ tồn tại và bị thay thế trong khoảng 10 năm. Sau mạng 4G, đã được phổ biến tại hầu hết quốc gia, thế giới đang tiến lên công nghệ 5G. Tuy nhiên bước tiến lên 5G không chỉ là sự nâng cấp định kỳ.
Chien tranh 5G la ly do cho cu 'bung tay' huy diet Huawei hinh anh 6

Giống như những thế hệ trước, 5G mang tới sự cải tiến vượt trội về tốc độ kết nối mạng. Về mặt lý thuyết, tốc độ tối đa của mạng 5G sẽ gấp 100 lần 4G. Trong thử nghiệm thực tế của các nhà mạng, tốc độ 5G nhanh hơn khoảng 20 lần so với 4G.

Tuy nhiên, tốc độ không phải thứ quan trọng nhất của mạng 5G. Độ trễ và băng thông của mạng 5G cũng tốt hơn rất nhiều. Với độ trễ thấp, các thiết bị sẽ mất ít thời gian để nhận và phản hồi tín hiệu của nhau. Băng thông lớn hơn giúp nhiều thiết bị kết nối cùng lúc với nhau hơn.

Điều đó mở ra khả năng kết nối dễ dàng, nhanh và rộng hơn hẳn cho hàng tỷ thiết bị trong tương lai. Những thiết bị này, nhờ 5G sẽ xuất hiện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ kinh doanh, giao thông đến y tế hay giáo dục.

Nói về 5G, ông Cristiano Amon, chủ tịch của Qualcomm chia sẻ:

“Một chương mới của công nghệ đã bắt đầu. Mọi thứ sẽ được kết nối và trở nên thông minh”.

Việc kết nối mọi thứ không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế. Những dự án quốc phòng quan trọng đã được kết nối và sẽ trở thành mục tiêu của những cuộc tấn công mạng. Không ai muốn chỉ cho đối phương đường vào mạng lưới của mình.

Đầu năm 2018, cục tình báo điện tử của Australia (ASD) thực hiện một thử nghiệm. Nhóm tấn công, được cho truy cập vào mạng lưới thiết bị 5G, phải tìm ra liệu họ có thể làm những gì đối với mạng viễn thông quốc gia.

Kết quả thu được khiến quan chức an ninh và chính phủ Australia choáng váng. Theo Reuters, giám đốc ASD Mike Burgess giải thích rằng mọi cơ sở hạ tầng quan trọng của Australia, từ mạng lưới điện đến hệ thống thoát nước đều có thể bị kiểm soát nếu một vụ tấn công như vậy xảy ra trong thực tế.

“Trong tương lai, chiến tranh sẽ không bắt đầu bằng vũ khí hạt nhân hay đạn dược. Nó bắt đầu bằng cách ngắt kết nối một quốc gia, bằng mạng lưới điện và cả mạng viễn thông”, nhà báo David E. Sanger, cây viết từ New York Times giải thích về vai trò của 5G với an ninh.

Thử nghiệm trên khiến cho các thành viên liên minh tình báo Five Eyes, bao gồm Australia, Canada, New Zealand, Vương quốc Anh và Mỹ trở nên cực kỳ cảnh giác với thiết bị 5G mà Huawei cung cấp. Từ năm 2018, ông Trump liên tục nói đến mạng 5G và quyết tâm của Mỹ để dẫn đầu cuộc đua 5G.

Tin công nghệ “5G là cuộc đua nước Mỹ buộc phải thắng”, ông Trump nói vào tháng 4/2019.


Từ lâu, Mỹ đã liệt kê Huawei và ZTE là những công ty có thể gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Tháng 10/2012, ủy ban tình báo của Hạ viện Mỹ báo cáo Huawei và ZTE mang nguy cơ an ninh, và khuyến cáo các công ty Mỹ cùng chính phủ không hợp tác với 2 công ty Trung Quốc, đồng thời nên ngăn chặn mọi vụ mua bán, sáp nhập từ 2 công ty này.

Tuy nhiên, việc giảm ảnh hưởng của Huawei đã trở nên khó hơn khi thời điểm triển khai 5G đến gần. Công ty Trung Quốc là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, với doanh thu hơn 100 tỷ USD trong năm 2018. Họ chiếm gần 1/3 thị trường 4G toàn cầu, và có thể chiếm 1/2 thị trường 5G, theo nhà phân tích Andrew Entwistle của New Street Research.

Một phần nguyên nhân giúp Huawei vượt trội về công nghệ đến từ sự đầu tư của họ. Năm 2018, Huawei chi hơn 15 tỷ USD cho nghiên cứu, theo báo cáo tài chính công bố tháng 4/2019. Khoảng 80.000 nhân viên, tức gần một nửa tổng số nhân viên tại Huawei, làm công việc nghiên cứu.

Chien tranh 5G la ly do cho cu 'bung tay' huy diet Huawei hinh anh 10 
Sự đầu tư của Huawei thể hiện ở những con số. Theo IPlytics, một công ty cung cấp số liệu về bằng sáng chế, Huawei sở hữu số bằng sáng chế về 5G lớn nhất thế giới, đồng thời đóng góp nhiều nhất về xây dựng tiêu chuẩn 5G. Điều đó có nghĩa khi các công ty muốn triển khai mạng 5G, rất có thể họ sẽ phải trả tiền cho Huawei hoặc dùng một tiêu chuẩn do Huawei đóng góp.

Một lợi thế khác của Huawei là họ tham gia vào cả thị trường thiết bị cho người dùng cuối. Là nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới, Huawei có thể triển khai sản phẩm 5G tới người dùng dễ dàng hơn nhiều so với Ericsson hay Nokia.

Nguyên nhân khiến cho 2 công ty Bắc Âu bị Huawei vượt qua còn đến từ sự chủ quan, theo nhà phân tích Dexter Thillien của Fitch Solutions. Với 3G và 4G, Huawei luôn phải đi trả tiền bản quyền để được dùng công nghệ. Ông Thillien cho rằng Ericsson và Nokia đã quan tâm đến lợi nhuận thu được từ bản quyền hơn là đầu tư nghiên cứu công nghệ thế hệ mới.

Những năm gần đây, Huawei đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng công nghệ 5G. Tại các hội nghị viễn thông, kỹ sư Huawei luôn xuất hiện đông đúc, và có thể gây ảnh hưởng tới các xu hướng phát triển. Theo Foreign Policy, Huawei đã đạt được vị thế chưa từng có trong ngành di động.

Khi Huawei phát triển mạnh mẽ, ngành viễn thông Mỹ đã chững lại từ những năm 2000. Những công ty viễn thông của họ như Lucent hay Motorola Solutions đều đã bán ngành kinh doanh thiết bị cho Alcatel và Nokia. Mỹ còn 1 công ty tên tuổi khác là Cisco Systems, nhưng họ chủ yếu bán hạ tầng viễn thông chứ không phải thiết bị như Huawei, Nokia, Ericsson.

Chien tranh 5G la ly do cho cu 'bung tay' huy diet Huawei hinh anh 11 
Từ vị thế nước dẫn đầu về công nghệ viễn thông, giờ đây khi muốn xây dựng 5G, Mỹ buộc phải phụ thuộc vào những đối tác nước ngoài như Nokia, Ericsson. Đó là sự thật mà chính tổng thống Donald Trump cũng phải thừa nhận.

Dù đã bị “cấm cửa”, Huawei vẫn liên tục khai thác vào “nỗi đau” này để khẳng định mình mới là lựa chọn tốt nhất để Mỹ xây dựng mạng 5G.

Tại MWC 2019, khi nhiều quan chức Mỹ cũng có mặt để thuyết phục các nước không lựa chọn Huawei, chủ tịch luân phiên Guo Ping không quên chê bai công nghệ 5G của Mỹ.

“Tôi thấy tổng thống Mỹ nói trên Twitter rằng nước Mỹ cần mạng 5G, thậm chí là 6G nhanh hơn và thông minh hơn, và ông ấy nhận ra Mỹ đang đi sau trong công nghệ này. Tôi nghĩ thông điệp của ông ấy rõ ràng và chính xác”, ông Guo Ping nói trên sân khấu, phía sau là dòng chữ “Huawei chưa từng và sẽ không bao giờ cài cửa hậu”.

Nhà sáng lập Nhậm Chính Phi của Huawei cũng tỏ ra tự tin vào công nghệ 5G của công ty này.

“Những nhà chính trị Mỹ đã đánh giá thấp sức mạnh của chúng tôi. Công nghệ 5G của Huawei chắc chắn sẽ không bị ảnh hưởng. Nói về mặt công nghệ, các công ty khác chưa thể bắt kịp Huawei trong vòng 2-3 năm nữa”, ông Nhậm trả lời trong cuộc phỏng vấn của CCTV.

Cựu thủ tướng Malcolm Turnbull của Australia, sau khi thấy nguy cơ khi mạng 5G bị kiểm soát, đã tung khuyến cáo. Mỹ và đồng minh liên tục đưa ra những biện pháp cô lập, tẩy chay thiết bị Huawei trong năm 2018.

Tháng 8/2018, ông Trump ký lệnh cấm các nhà thầu của chính phủ Mỹ sử dụng công nghệ từ Huawei, ZTE. Cũng trong tháng này, Australia ra lệnh cấm các nhà cung cấp “có sự can thiệp của chính phủ nước ngoài” vào xây dựng mạng lưới 5G, một lệnh cấm nhắm tới Huawei và ZTE.

Chien tranh 5G la ly do cho cu 'bung tay' huy diet Huawei hinh anh 15 
Tháng 11/2018, New Zealand ra lệnh cấm ngắn hạn với Huawei, không cho phép họ bán thiết bị 5G cho các nhà mạng của nước này. Tháng 12/2018, các nhà mạng lớn của Nhật đồng loạt thông báo không sử dụng thiết bị Trung Quốc để triển khai mạng 5G.

Sang năm 2019, Mỹ lại thể hiện quyết tâm gây ảnh hưởng ở châu Âu về vấn đề Huawei. Tháng 2/2019, Phó tổng thống Mike Pence xuất hiện tại Hội nghị An ninh Munich và lên tiếng cảnh báo.

“Chúng ta phải bảo vệ nền tảng viễn thông tối quan trọng. Chúng tôi không thể đảm bảo an toàn cho phương Tây nếu như những đồng minh của chúng tôi phụ thuộc vào phương Đông.

Mỹ đã nói rất rõ ràng với các đối tác an ninh về mối đe dọa từ Huawei và các công ty viễn thông khác của Trung Quốc. Mỹ kêu gọi mọi đối tác an ninh cùng thận trọng và từ chối mọi công ty có thể làm ảnh hưởng tới sự vững chắc của công nghệ viễn thông hay hệ thống an ninh quốc gia”, ông Mike Pence nói.

Mặc cho những nỗ lực, thậm chí là đe dọa của Mỹ, nhiều đồng minh không cấm cửa Huawei như họ mong muốn. Tháng 2/2019, thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern lại cho rằng “chưa có quyết định cuối cùng” về việc cấm Huawei.

Tháng 4/2019, Anh cho phép Huawei tham gia xây dựng “hạ tầng không phải nòng cốt” của mạng 5G. Chủ tịch Ủy ban Quản lý Viễn thông của Đức thì cho rằng không có mạng viễn thông nào, bao gồm Huawei, nên bị cấm tham gia xây dựng 5G.

Những diễn biến mới của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung càng làm tình hình thêm căng thẳng. Tháng 5/2019, Tổng thống Trump quyết định thực hiện một nước đi được đánh giá là “bom hạt nhân” với Huawei.

Ngày 15/5, ông Trump ký sắc lệnh đặc biệt, cấm các công ty bị coi là mối đe dọa an ninh bán thiết bị cho Mỹ, đồng thời chặn không cho những công ty này mua thiết bị thiết yếu từ Mỹ. Đây được coi là “vòng kim cô” gắn lên Huawei.

Chỉ trong 1 tuần sau, những tin xấu liên tiếp đến với công ty Trung Quốc. Google, Intel, Qualcomm, Xilinx, Micron đồng loạt lên tiếng ngừng hợp tác với Huawei. Không chỉ có vậy, ARM Holdings, công ty có trụ sở tại Anh cũng thông báo nội bộ về việc đình chỉ kinh doanh với Huawei.

Chien tranh 5G la ly do cho cu 'bung tay' huy diet Huawei hinh anh 19 
Mất Google, Qualcomm và ARM, Huawei gần như không còn khả năng tiếp tục kinh doanh smartphone. Mặc dù Bộ Thương mại Mỹ đã cấp giấy phép tạm thời cho Huawei tiếp tục kinh doanh với Mỹ thêm 3 tháng, họ rất khó giải quyết bài toán với ARM chỉ trong vài tháng.

Không có các linh kiện bán dẫn từ Mỹ, Huawei cũng khó có thể duy trì mảng kinh doanh thiết bị viễn thông. Ông Ryan Koontz, nhà phân tích tại Rosenblatt Securities phân tích trên Bloomberg:

“Huawei phụ thuộc rất nhiều vào các linh kiện bán dẫn của Mỹ và chắc chắn sẽ gặp khó khi không có các linh kiện này. Lệnh cấm của Mỹ sẽ khiến việc triển khai mạng 5G của Trung Quốc bị chậm lại cho tới khi hết bị cấm, đồng thời ảnh hưởng tới nhiều nhà cung cấp trên toàn thế giới”.

Hành động này của Mỹ đã bóp nghẹt cả 2 mảng kinh doanh quan trọng nhất của Huawei, đẩy công ty này đến đường cùng. Cây viết Tim Culpan của Bloomberg cho rằng đây là sự bắt đầu của một cuộc chiến tranh lạnh trong ngành công nghệ, khi Trung Quốc phải dồn toàn lực để chạy đua công nghệ với Mỹ.

Tờ Guardian của Anh thì cho rằng đây là một nước đi mà “mọi người đều thiệt hại”.


“Những tranh chấp này không hề liên quan đến công nghệ, mà là để xem ai mới là số 1. Dù Trung Quốc hay Mỹ chiến thắng, cả 2 bên đều thiệt hại, và có lẽ những bên thứ 3 như Anh mới bị thiệt hại nhiều nhất”, bài viết của Guardian nhận định.

Với đòn hiểm dành cho Huawei, Mỹ có thể sẽ vượt qua Trung Quốc rồi trở thành kẻ chiến thắng trong cuộc đua 5G. Tuy nhiên điều đó có thể cũng không khiến cho cựu thủ tướng Australia Malcolm Turnbull hài lòng về cơ hội mà họ đã bỏ lỡ.

“Nhìn lại thì thật khó tin là những công ty đi đầu về công nghệ không dây – Mỹ, Anh, Đức, Nhật hay công nghệ Wi-Fi như Australia lại có ngày không thể có được một nhà cung cấp 5G hàng đầu để phục vụ các nhà mạng của họ”, ông Turnbull nói vào tháng 3/2019.

Đó cũng là suy nghĩ của ông Thomas J. Lauria, một nhà phân tích về thị trường viễn thông, từng làm việc tại AT&T.

“Thật buồn, với tư cách một người Mỹ, khi nhìn lại thị trường và phải tự đặt ra câu hỏi: điều gì đã xảy ra với ngành công nghiệp viễn thông của chúng ta”, ông Lauria nói với SCMP.

Bị Huawei 

Bị Huawei 

Bị Huawei 

Bị Huawei 

Bị Huawei 

 
loading...